Ngành kỹ thuật hóa học là gì? Sự xuất hiện của nhiều dây chuyền công nghệ, phương thức sản xuất hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi nhu cầu rất lớn nhân lực ngành Kỹ thuật Hóa học. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn về ngành kỹ thuật hóa học, cùng tham khảo nhé.
Mục Lục
Kỹ thuật hóa học là gì?

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để biến đổi và tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội. Một số lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ứng dụng kỹ thuật hóa học như:
- Mặt hàng tiêu dùng (nhựa, chất tẩy rửa, sơn, thuốc nhuộm, thủy tinh, giấy…)
- Nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…)
- Vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch…)
- Lương thực – thực phẩm – đồ uống
- Công nghiệp dệt – da
- Công nghiệp điện hóa (pin, mạ điện, bảo vệ kim loại..)
- Công nghiệp hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm…)
- Công nghiệp cơ khí (luyện kim, cao su, polymer…),
- Công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng
Ngành kỹ thuật hoá học học gì?
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật hoá học trang bị cho sinh viên:
Kỹ thuật hóa học đại cương
- Các môn học về khoa học chính trị như chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Các kiến thức cơ bản về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng;
- Kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như toán học, xác suất thống kê;
- Kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn, có hiểu biết thông thạo Anh Ngữ và kiến thức cơ bản về tin học.
Cơ sở ngành

- Kiến thức về tính toán, thống kê, thiết kế, các quá trình thiết bị trong Công nghệ Kỹ thuật Hóa học như truyền nhiệt, truyền khối, truyền động…nhằm đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và khả năng học tập ở trình độ cao hơn;
- Kiến thức cơ bản tính chất vật lý, hóa học, các phương pháp phân tích hóa lý trong Công nghệ kỹ thuật hoá học.
- Kiến thức cơ bản về khoa học và hóa đại cương, hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa phân tích, đồng thời nắm được cách thiết kế thí nghiệm và xử lý số liệu trong quá trình thực tập, nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
- Kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng trong kỹ thuật hoá học nhằm tối ưu hóa, tính toán và mô phỏng các quá trình, các hệ thống trong kỹ thuật hoá học.
Chuyên ngành kỹ thuật hóa học
- Ngành kỹ thuật hóa học là gì? Các kiến thức chuyên môn về hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa dầu, hóa mỹ phẩm, vật liệu mới, các đồ án chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học, thực tập ngành nghề nhằm giúp người học có khả năng tính toán, thiết kế, thi công một hệ thống, một phần hoặc toàn bộ quá trình trong lĩnh vực Kỹ thuật hóa học nhằm đáp ứng các nhu cầu trong thực tế sản xuất.
- Kiến thức về môi trường, trách nhiệm đối với môi trường từ đó khuyến khích sinh viên sử dụng các phương pháp hay công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường trong tương lai sau khi tốt nghiệp
Và các kỹ năng cứng, kỹ năng mềm cần thiết khác phục vụ cho công việc về sau.
Kỹ thuật hóa học ra trường làm gì?
Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật hoá học sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc sau:
- Tham gia nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và quy trình mới, làm việc ở phòng lab tại các viện nghiên cứu; các công ty dược phẩm; các công ty hóa mỹ phẩm; công ty thực phẩm; các công ty kiểm định, giám định và cấp giấy chứng nhận. Phát triển và thiết kế, tối ưu hóa các loại máy móc để sản xuất ra các sản phẩm mới đó.
- Làm việc tại các nhà máy sản xuất, chịu trách nhiệm về việc vận hành và điều khiển máy móc trong quá trình sản xuất (máy đóng gói, các loại dây chuyền tự động trong ngành dược, hóa mỹ phẩm và thực phẩm; các loại máy phân tích – HPLC, GC, FTIR, AAS trong ngành môi trường; các loại thiết bị trong ngành lọc hóa dầu.
- Tham gia vào quản lý quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm trong các xí nghiệp, nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, hoá – mỹ phẩm, vật liệu …
- Mở công ty mua bán hoặc sản xuất các loại máy móc hoặc sản phẩm liên quan đến ngành này; làm nhân viên kinh doanh (sales) cho các công ty với nhiệm vụ tư vấn các loại sản phẩm và máy móc cho khách hàng.
- Giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng…
- Ngoài ra còn một số công việc khác như làm: Kỹ sư môi trường, Kỹ sư vật liệu, Quản lý năng lượng, kỹ sư quản lý nước, chất thải…
Lương của kỹ sư hóa học

Ngành kỹ thuật hóa học là gì? Trong đó mức lương trung bình cho các việc làm hóa học là trên 9 triệu đồng/tháng. Để đạt được mức lương cao 30 triệu bạn phải cố gắng trau dồi trình độ năng lực chuyên môn ở mức thành thạo chuyên nghiệp. Mức lương cao hay thasp còn phụ thuộc vào địa phương bạn sống có cần kỹ sư hóa học hay không, tài chính của công ty có dồi dào hay không, kỹ năng của bạn có lành nghề hay không, … Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương là dựa vào trình độ và năng lực thực sự của bạn, mức lương của bạn sẽ tỷ lệ thuận với năng lực thực có của bạn, nếu bạn giỏi các nhà tuyển dụng vẫn sẵn lòng trả lương cao cho bạn.
Qua bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về ngành kỹ thuật hóa học là gì? Ngành kỹ thuật hóa học lương bao nhiêu?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết này nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( ts.hufi.edu.vn, truongvietnam.net, … )