Lễ hội Tết trung thu ở Việt Nam là một nét truyền thống không thể thiếu. Với những chú Lân, và những chiếc bánh trung thu tạo nên một nét đặc trưng riêng ở Việt Nam.
Trong bài viết này mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu về lễ hội Tết trung thu ở Việt Nam nhé. Hãy cùng mình theo dõi bài viết bên dưới !
Mục Lục
1. Lễ hội Tết Trung thu ngày mấy?
Bạn muốn biết Trung thu là ngày bao nhiêu để tạo dựng kế hoạch vui chơi cho các bé? Hay sắp đặt thời gian về đoàn viên cùng gia đình? Ngày lễ này hàng năm sẽ xảy ra cố định vào ngày 15/8 âm lịch.
Năm nay Tết trung thu 2020 sẽ rơi vào thứ 5, ngày 01/10 dương lịch. đây là ngày lễ truyền thống của người dân châu Á với nhiều sự kiện độc đáo, thu hút người lớn, trẻ nhỏ tham gia.
2. Nguồn gốc lễ hội Tết trung thu ở Việt Nam
Tết Trung thu bắt nguồn từ nước nào? Cho đến hiện tại, nguồn gốc ngày lễ này vẫn là một ẩn số. phần đông người cho rằng trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của người Việt. Tuy nhiên có ý kiến nhận định là du nhập từ văn hóa Trung Hoa trong thời gian phương Bắc đô hộ.
Tuy nhiên, đây chỉ là giả thiết và chưa được xác minh chính xác. Hầu hết các quốc gia tại châu Á cũng tổ chức ngày lễ này và đều chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa “đất nước tỷ dân”. Tuy nhiên mỗi nơi lại có những bản sắc, phong tục riêng và những truyền thuyết dân gian xoay quanh ngày Rằm tháng 8 này.
Trong số đó, ba câu chuyện được biết tới nhiều nhất là: Hằng Nga và Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng dạo chơi cung trăng (Trung Quốc). Hay sự tích về chú Cuội của đất nước ta.
Dù bắt đầu từ đâu, trung thu xưa vẫn đều mang ý nghĩa chào mừng lễ hội mùa vụ thu hoạch thuận lợi. Người nông dân được thoải mái nghỉ ngơi tận hưởng cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
3. Lễ hội Tết trung thu có những trò chơi gì?
Luôn luôn thế, trung thu là dịp để mọi người hòa mình vào các hoạt động vui chơi, thư giãn. Không chỉ làm trẻ nhỏ háo hức, mong chờ mà còn là dịp để người lớn bồi hồi nhớ về tuổi thơ. Để tết trung thu 2020 thêm ý nghĩa và rộn ràng, đừng bao giờ quên tham gia các trò chơi dân gian phía dưới nhé!
Xem thêm : Lễ hội ở Tây Nguyên : Những trải nghiệm tuyệt vời ở Tây Nguyên
1. Múa lân là một điều không thể thiếu ở lễ hội Tết trung thu
Người Trung Quốc thường múa lân vào Tết Nguyên Đán, còn người Việt lại tổ chức múa lân vào Trung thu. Con lân tượng trưng cho điềm lành. Thế nên múa lân đêm trung thu là ước mơ cho những điều may mắn đến mọi nhà.
2. Lễ hội rước đèn Trung thu
Tết Trung thu 2020 sẽ không thể thiếu đi hình ảnh những chiếc đèn lồng rực rỡ màu sắc tỏa sáng dưới ánh trăng vàng. Những chiếc đèn lồng có kiểu dáng khác nhau.
Nào là ngôi sao, hình cá chép, hình bướm, ông sư, con thỏ, đèn kéo quân,… Hầu hết được chọn thủ công bằng tre, giấy gió, tô điểm bằng nét vẽ sinh động. Hoặc cũng có nhiều loại được thực hiện bằng nhựa chạy pin thích hợp với cuộc sống hiện đại.
Theo truyền thống, trẻ em sẽ tụ tập thành đám đông, cầm những chiếc đèn đầy màu sắc trong tay đi khắp mọi ngõ ngách phố phường. Có thể đeo thêm mặt nạ giấy bồi, mặt nạ nhựa. Rồi cùng hát vang những câu ca trong bài “Rước đèn tháng 8” làm náo động không khí. Nhiều bé vui vẻ chia sẻ đây như cách thức để đón chị Hằng và chú Cuội từ cung trăng xuống chơi.
3. Trò chơi dân gian đêm Trung thu
Trung thu là ngày Tết mang đậm ý nghĩa văn hóa truyền thống. Vì vậy, khi tổ chức lễ hội trăng rằm trung thu sẽ không thể thiếu các trò chơi dân gian. Vậy bạn đã biết Tết trung thu 2020 có những trò chơi gì chưa? Hãy đọc thêm những hoạt động tập thể phía dưới để mang đến cho trẻ tiếng cười và tăng tính đoàn kết nhé!
- Rồng rắn lên mây
- Chuột nhử mèo
- Trốn tìm
- Úp lá khoai
- Trò nhảy vòng
- Cam quýt mít dừa
- Đốt pháo hạt bưởi
- Trò Trời – Đất – Nước
4. Những nơi vui chơi vào dịp Trung thu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh
1. Lễ hội Tết Trung Thu tại Hà Nội
Công viên nước Hồ Tây (614 Lạc Long Quân), trung tâm Triển lãm Vân Hồ (2 phố Hoa Lư) và Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (148 Giảng Võ) tất cả đều có màn trình diễn âm nhạc cho trẻ em, nhà hát Tuổi trẻ 11 Ngô Thì Nhậm, Cung điện của trẻ em (36 Lý Thái Tổ 16) thời gian bắt đầu lúc 19h30 vào các ngày mười bốn và mười lăm của tháng 8 âm lịch, với các hoạt động như chiếu phim cho trẻ em, tiệc bánh và trái cây, thi cắm, trình diễn võ thuật trẻ em, biểu diễn âm nhạc, múa lân, rước đèn lồng xung quanh hồ Hoàn Kiếm, và phân phát quà tặng cho trẻ em.
2. Lễ hội Tết Trung thu tại Hồ Chí Minh
Giữa các ngày từ mười đến mười lăm tháng 8 âm lịch, có nhiều hoạt động được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh như “Lễ hội Trăng tròn” cho trẻ em. Các hoạt động bao gồm: múa lân, ca hát và nhảy múa, hội thi làm đèn lồng, và thả nổi đèn lồng thắp nến sáng trên hồ, sông. Chú Cuội và Hằng Nga phân phát lồng đèn và bánh trung thu cho trẻ em.
Xem thêm : Lễ hội ở Nhật Bản vào các dịp đặc biệt không nên bỏ lỡ
Vào dịp này, người dân thành phố đáng chú ý chú ý đến trẻ em nghèo, cơ nhỡ. Thành phố sẽ bố trí cho 5.000 trẻ em nghèo được tham gia rước đèn lồng dọc theo các tuyến đường phố chính.
Tạm kết :
Bài viết trên đây mình vừa cùng các bạn tìm hiểu về lễ hội Tết trung thu ở Việt Nam. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về văn hóa ở nước ta. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết !